Dây nhảy

Dây nhảy

Dây nhảy bằng nhựa

Ưu điểm: chắc chắn, dây không dễ bị thắt nút, giá thành rẻ.

Nhược điểm: dây quá nhẹ, không tự chỉnh được chiều dài dây.

Đối tượng sử dụng: phù hợp cho người mới bắt đầu nhảy dây.
  • Liên hệ
  • 116

1. Chọn dây nhảy theo chất liệu

Dây nhảy bằng nhựa

Ưu điểm: chắc chắn, dây không dễ bị thắt nút, giá thành rẻ.

Nhược điểm: dây quá nhẹ, không tự chỉnh được chiều dài dây.

Đối tượng sử dụng: phù hợp cho người mới bắt đầu nhảy dây.

Dây nhảy bằng nhựa

Dây nhảy bằng sợi bông

Ưu điểm: trọng lượng tương đối, chất liệu bông mềm và cứng vừa đủ nên khi đập vào người sẽ ít bị đau.

Nhược điểm: không thể nhảy dây với tốc độ nhanh.

Đối tượng sử dụng: phù hợp với trẻ em, người trung niên, người cao tuổi và những người mới tập nhảy dây.

Dây nhảy bằng sợi bông

Dây nhảy chuỗi hạt

Ưu điểm: tay cầm khá dài, dây có độ bền cao, hạn chế vướng víu và vấp khi nhảy.

Nhược điểm: trọng lượng khá nặng

Đối tượng sử dụng: mọi người đều có thể sử dụng dây này nhưng đặc biệt có ích đối với người mới bắt đầu tập gym và đang trong quá trình giảm cân.

Dây nhảy chuỗi hạt

Dây nhảy bằng thép

Ưu điểm: trọng lượng khá nhẹ, tay cầm ngắn giúp quay dây dễ hơn, thân dây khá mỏng.

Nhược điểm: tay cầm không chắc chắn

Đối tượng sử dụng: phù hợp với những người nhảy dây lâu năm, chuyên nghiệp

Dây nhảy bằng thép

Dây nhảy bằng nylon

Ưu điểm: trọng lượng nhẹ, có thể dùng được lâu.

Nhược điểm: tay cầm có vẻ không được chắn chắn.

Đối tượng sử dụng: phù hợp để nhảy dây cá nhân, không thích hợp để nhảy dây theo nhóm.

Dây nhảy bằng nylon

Dây nhảy bằng cao su

Ưu điểm: có độ bền cao và chống mài mòn.

Nhược điểm: tay cầm nặng, không chắc chắn, khó cầm nắm

Đối tượng sử dụng: phù hợp với việc nhảy dây tập thể và có kỹ năng nhảy tốt.

Dây nhảy bằng cao su

2. Cách chọn dây nhảy thể dục

Chọn theo độ dài

Việc xác định độ dài của dây sẽ giúp bạn thực hiện các bài tập nhảy dây có hiệu quả hơn đồng thời phòng tránh các trường hợp té ngã do bị vướng dây.

Hãy tiến hành đo chiều dài của dây theo chiều cao của cơ thể bằng cách cầm hai đầu dây và dùng chân đạp dây xuống đất. Chiều dài dây phù hợp nhất sẽ được tính từ phần chân đến phần ngực của bạn (không tính tay cầm). Không nên chọn dây có độ dài thấp hoặc cao hơn ngực của bạn.

Chọn chiều dài dây

Sau đây là bảng chọn độ dài của dây theo chiều cao khuyến nghị từ trang RX Smart Gear

Chiều cao        Độ dài dây lí tưởng

100 - 105 cm   193.04 cm

105 - 110 cm   193.12 cm

110 - 115 cm   203.2 cm

115 - 120 cm   208.28 cm

120 - 125 cm   213.36 cm

120 - 130 cm   218.44 cm

130 - 135 cm   223.52 cm

135 - 140 cm   228.6 cm

140 - 145 cm   233.68 cm

145 - 150 cm   238.76 cm

150 - 155 cm   243.84 cm

155 - 160 cm   248.92 cm

160 - 165 cm   254 cm

165 - 170 cm   259.08 cm

170 - 175 cm   264.16 cm

175 - 180 cm   269.24 cm

180 - 185 cm   274.32 cm

185 - 191 cm   279.4 cm

191 - 196 cm   284.48 cm

196 - 201 cm   289.56 cm

201 - 206 cm   294.64 cm

206 - 211 cm   299.72 cm

211 - 216 cm   304.8 cm

Bảng chọn độ dài dây trên được thiết kế dành cho người mới tập và người đã dần làm quen với việc nhảy dây. Đối với người nhảy dây chuyên nghiệp thì bạn có thể chọn chiều dài dây ngắn hơn để tăng tốc độ nhảy dây (nhưng nó cũng đòi hỏi nhiều hơn về mặt kỹ năng).

Chọn theo trọng lượng

Tùy theo mục tiêu tập luyện của mỗi cá nhân mà bạn sẽ chọn dây có trọng lượng nặng, nhẹ khác nhau.

Dây mỏng, nhẹ sẽ phù hợp với những người muốn nhảy dây với tốc độ nhanh.

Dây có trọng lượng trung bình, vừa phải sẽ dành cho những người mới tập nhảy dây.

Dây có trọng lượng nặng được dành cho những người có kĩ năng nhảy dây chuyên nghiệp, nhảy dây lâu năm, muốn nâng cấp độ khó cho các bài tập luyện.

Lựa chọn tay cầm

Tay cầm cũng là một trong những điểm cần lưu ý khi chọn mua dây nhảy thể dục bởi vì tay cầm phù hợp sẽ hỗ trợ cổ tay thoải mái, linh hoạt hơn trong quá trình nhảy, từ đó gia tăng số lần nhảy dây và nâng cao sức khỏe của bạn.

Một sợi dây có tay cầm chất lượng thì nó phải có độ bám chắc chắn và độ bền cao, được làm bằng chất liệu tốt như gỗ, thép bọc nhựa, nhựa bọc mút,... để hạn chế sự trơn trượt. Bên cạnh đó, hãy chọn tay cầm phù hợp với nắm tay của mình để có thể cầm dây chắc chắn và thoải mái hơn khi tập luyện.

Ngoài ra, hãy chú ý thêm đến vị trí giữa tay cầm và sợi dây vì đây là vị trí giúp cho dây không bị kẹt hay xoắn lại trong quá trình nhảy. Bạn có thể chọn dây có phần nối này có dạng cổ quay linh hoạt, vòng bi, trục xoay.

Sản phẩm cùng loại
0
Zalo
Hotline